- Trang chủ
- Tin tức
- Kiến thức chuyên ngành
- TÍN CHỈ CARBON LÀ GÌ? GIÁ BÁN MỘT TÍN CHỈ CARBON LÀ BAO NHIÊU?
Tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một lượng khí CO2, hoặc một lượng khí nhà kính khác quy đổi sang CO2 tương đương
TÍN CHỈ CARBON LÀ GÌ? TẤT CẢ THÔNG TIN ĐỀU CÓ Ở ĐÂY!
Tín chỉ carbon là gì? Có tác động thế nào đến môi trường, doanh nghiệp và các nhà sản xuất xe nâng? Mọi thứ sẽ được giải đáp trong bài viết này!
Tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một lượng khí CO2, hoặc một lượng khí nhà kính khác quy đổi sang CO2 tương đương. Một tín chỉ tương đương với 1 tấn CO2, hoặc 1 tấn CO2 quy đổi tương đương. Tín chỉ carbon có nhiều mức giá khác nhau, tùy thuộc vào vị trí và thị trường nơi chúng được giao dịch.
Hãy cùng Hải Vân Rental xem một ví dụ cụ thể nhé: một công ty tạo ra 12 tấn khí thải trong khi giới hạn cho phép là 10 tấn, thì công ty này có thể mua lại 2 tín chỉ từ các công ty tạo khí thải thấp hơn mức giới hạn và có tín chỉ dư. Điều này được xác nhận bởi một bên thứ ba và các tín chỉ được cấp thông qua những nỗ lực này có thể được giao dịch trên thị trường carbon.
Thị trường mua bán tín chỉ carbon đang dần nóng lên ở Việt Nam, đặc biệt sau khi Thủ tướng Chính phủ công bố tại hội nghị COP26 rằng Việt Nam cam kết đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050, từ đó Chính phủ đã ban hành Nghị định 06/2022 về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng đề án “Phát triển thị trường carbon tại Việt Nam” hướng tới mục tiêu đến sẽ bắt đầu thí điểm từ năm 2025 Việt Nam và đến năm 2028 sẽ vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ carbon. Tuy nhiên, để vận hành thị trường này với quỹ thời gian không còn nhiều, sẽ còn rất nhiều vấn đề liên quan đến năng lực kỹ thuật của các bên tham gia thị trường cần giải quyết.
Hàng hóa Việt Nam muốn xuất khẩu đi các thị trường khó tính bắt buộc phải đảm bảo các tiêu chí chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động cũng như an toàn môi trường.
Hiện nay, EU đang tiến hành kế hoạch để đạt được mục tiêu tham vọng trở thành lục địa trung hòa khí hậu vào năm 2050. Do đó, tháng 12/2022 họ đã đưa ra cơ chế để ngăn chặn tính trạng « rò rỉ các – bon » có tên gọi Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon. Cơ chế này có thể ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu các loại hàng hóa như điện, sắt thép, phân bón, nhôm và xi măng của một số nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là 5 đối tác thương mại hàng đầu của EU tại Châu Á gồm: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.
Các nhà nhập khẩu sẽ phải báo cáo lượng khí thải có trong hàng hóa nhập khẩu. Nếu lượng khí thải này vượt quá tiêu chuẩn của châu Âu, doanh nghiệp bắt buộc phải mua chứng chỉ khí thải theo mức giá carbon hiện nay tại châu Âu. Hiện nay, Việt Nam đang xếp thứ 11 về hàng hóa nhập khẩu vào EU và phần lớn các sản phẩm xuất khẩu của chúng ta vào thị trường này không thuộc các nhóm ngành kể trên, tuy nhiên phạm vi có thể sẽ mở rộng và bao gồm nhiều sản phẩm hơn, do đó, chúng ta cần chuẩn bị một cách kĩ lưỡng nhất để tránh trường hợp bị động trong tương lai.
Trước mắt, đã có danh mục gần 2.000 doanh nghiệp phát thải lớn như: Thép, nhiệt điện, quản lý chất thải rắn, sản xuất xi măng sẽ được giao nhiệm vụ kiểm kê phát thải theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Theo lộ trình, từ năm 2026 trở đi, các doanh nghiệp bắt buộc phải xây dựng kế hoạch giảm phát thải. Như vậy, tính từ thời điểm này, các doanh nghiệp sẽ có khoảng thời gian đủ dài để có thể tìm hiểu và xây dựng kế hoạch phù hợp với mô hình và hoạt động của mình, đặc biệt là nghiên cứu kĩ các vấn đề liên quan đến kiểm kê, giám sát phát thải KNK và MRV (đo đạc, báo cáo, thẩm định); tính toán mức tiêu hao năng lượng và phát thải KNK trong sản xuất, kinh doanh….
Từ thực tiễn trên, nhằm đáp ứng yêu cầu từ tác động của tín chỉ Carbon các nhà sản xuất xe nâng nói riêng và máy móc có phát thải nói chung phải nâng cao chất lượng, tăng năng suất hoạt động đồng thời giảm phát thải động cơ qua đó giảm thiểu tác động tới môi trường.
Xe nâng Liugong là một trong những dòng xe nâng hàng được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay. Với thiết kế hiện đại, hiệu suất cao và tiết kiệm nhiên liệu, xe nâng điện Liugong mang đến giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp cần vận chuyển hàng hóa trong kho bãi, nhà xưởng.
Tập đoàn Liugong được thành lập vào năm 1958 tại Liễu Châu, Trung Quốc. Vào năm 1979, đánh dấu mối quan hệ hợp tác giữa tập đoàn Liugong với tập đoàn Caterpillar của Mỹ hơn 20 năm. Và trong buổi giới thiệu công nghệ mang tên ““8-year effort”. Tập đoàn Liugong đã cử hơn 10 nhóm với hơn 100 chuyên gia sang nhà máy Caterpillar để học hỏi về công nghệ sản xuất, quản lý, bán hàng và nghiên cứu phát triển R&D cho các sản phẩm của Liugong.
Vì thế, xe nâng Liugong được trang bị các tính năng hiện đại, giúp nâng cao hiệu suất và an toàn lao động.
Dưới đây là một số tính năng nổi bật của Xe nâng dầu Liugong:
Hiện tại với hơn 65 năm kinh nghiệm, tập đoàn Liugong đã trở thành tập đoàn sản xuất thiết bị nâng hạ, máy móc công trình hàng đầu tại Trung Quốc.
Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc xe nâng chất lượng cao, hiệu suất cao và giá cả hợp lý, thì Liugong là một lựa chọn tuyệt vời.
Truy cập wesite của chúng tôi để cập nhật thông tin mới nhất hoặc gọi hotline 0973331333 để được tư vấn miễn phí và nhận báo giá với nhiều ưu đãi nhất!
Tin tức liên quan
Bản quyền thuộc về CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HẢI VÂN - Design & SEO by Tech5S